SOẠN VĂN 11 BỘ SÁCH CÁNH DIỀU | “TÔI YÊU EM” - PU-SKIN (BÀI 1: THƠ VÀ TRUYỆN THƠ)

Ngày 17/05/2024 16:38:28, lượt xem: 564

I. TRONG KHI ĐỌC

1.  Lời giãi bày thể hiện tình cảm, tâm trạng gì của nhân vật trữ tình?

“Tôi yêu em: đến nay chừng có thể 

Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai”

- Từ những lời giãi bày này đã thể hiện được tình cảm và tâm trạng của nhân vật trữ tình lúc bấy giờ: Thể hiện được tình yêu mãnh liệt, nhưng vẫn vương vấn, vẫn còn khao khát, không hề bị lụy tắt ở trong trái tim nhân vật trữ tình.

“Nhưng không để em bận lòng thêm nữa

Hay hồn em phải gợn sóng u hoài.”

- Tình cảm của nhân vật trữ tình dành cho cô gái ngay lúc này đây đã quá rõ ràng, ai nhìn vào cũng thấy được. Thế nhưng chàng trai ấy lại không muốn làm khó người mà anh hằng đêm mong nhớ, người mà anh muốn được yêu chiều, vỗ về, vì lúc này đây tình cảm này là tình cảm đơn phương từ một phía. Đó chính là sự vị tha, cảm thông trong tình cảm cao đẹp của hạnh phúc lứa đôi. 

=> Lời giãi bày tâm trạng ấy đầy ắp tình yêu thương nồng cháy mà chàng trai dành cho cô gái anh yêu, nhưng đâu đó vẫn thấm đượm nỗi buồn của một thứ tình cảm vô vọng, đơn phương, không nhận được sự hồi đáp. Anh quyết định buông bỏ để cho cô gái ấy không phải bận lòng hay u buồn nữa.

 

2. Chú ý biện pháp lặp cấu trúc và hai dòng thơ kết.

- Điệp cấu trúc “tôi yêu em”: thể hiện sự tuôn trào của cảm xúc muốn bộc bạch cho hết sự chân thành, đằm thắm của tình yêu tôi dành cho em, tình yêu ấy không bao giờ lụi tắt mặc dù vì người yêu tác giả sẵn sàng rút lui.

- Hai dòng thơ kết: lời giã biệt cho mối tình không thành nhưng vẫn tràn ngập yêu thương, không một chút hận thù mà chứa chan lời cầu mong đầy tính nhân văn.

 

ĐỌC THÊM: SOẠN VĂN 11 BỘ SÁCH CÁNH DIỀU | “NỖI NIỀM TƯƠNG TƯ” - VŨ QUỐC TRÂN (BÀI 1: THƠ VÀ TRUYỆN TRUYỆN THƠ)

 

II. SAU KHI ĐỌC

1. Nhân vật trữ tình trong tác phẩm là ai? Dựa vào những yếu tố nào để em xác định điều đó?

- Nhân vật trữ tình trong tác phẩm là: Nhân vật “Tôi” 

- Dựa vào những yếu tố để xác định nhân vật trữ tình:

+ Nhân vật trữ tình thể hiện qua lời nói, cử chỉ, tâm trạng của nhân vật trữ tình đối với người anh yêu.

+ Toàn bài thơ này là tiếng lòng của nhân vật “Tôi” đối với mối tình đơn phương của mình.

 

2. Cụm từ nào trở thành điệp khúc được lặp đi lặp lại trong bài thơ? Tác dụng của biện pháp lặp cấu trúc đó là gì?

- Cụm từ trở thành điệp khúc được lặp đi lặp lại trong bài thơ là cụm từ: “Tôi yêu em”

+ Cụm từ được dùng trong câu mở đầu của khổ thơ thứ một, hai và câu thứ ba của khổ thơ thứ 2.

+ Cụm từ này được lặp đi lặp lại ba lần. 

- Tác dụng của biện pháp lặp cấu trúc đó:

+ Nhấn mạnh về tình yêu sâu đậm mà nhân vật trữ tình dành cho người con gái mình yêu. Tình yêu này dù có đơn phương thế nhưng vẫn mang đủ cung bậc cảm xúc, dù lặng lẽ âm thầm nhưng vẫn da diết, cháy bỏng và chân thành. Tình yêu ấy vẫn luôn thủy chung son sắt, không bao giờ thay đổi, nhạt phai mà nó sẽ luôn đọng lại nơi tận cùng trái tim của nhân vật trữ tình.

+ Tạo nên giọng điệu của toàn bài thơ, là lời giãi bày cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình tới mối tình đơn phương mà mình vẫn luôn theo đuổi, mong muốn một ngày được hồi âm.

+ Làm cho bài thơ có nhịp điệu, tạo ấn tượng sâu sắc cho người đọc. 

 

3. Tâm trạng của nhân vật trữ tình được thể hiện như thế nào qua bốn dòng thơ đầu? 

- Tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình trong bốn câu thơ đầu là: 

+ Cảm xúc bị dồn nén, bị chi phối bởi lý trí thay vì cảm xúc từ trái tim, mạch cảm xúc lúc này dường như cứ đang tuôn trào, tuôn theo mệnh lệnh của lý trí để khẳng định tình yêu vĩnh hằng, vĩnh cửu của nhân vật trữ tình đối với mối tình đơn phương này.

+ Đồng thời đây còn là lời từ giã thẫm đượm nỗi buồn, thất vọng  với thứ tình cảm vô vọng, tuy đầy ắp tình yêu thương nồng cháy thế nhưng vẫn thấm đượm nỗi buồn trong mối tình chỉ một phía đó. 

+ Tâm trạng lúc này thật rối bời khi mà càng giã từ, thì tình cảm lại càng tha thiết, say đắm, mãnh liệt khiến người ta không muốn buông bỏ nó. Nhưng đây lại là sự giã từ đúng đắn của lý trí, sự cao thượng, vị tha trong tình yêu. Nó không chỉ đẹp mà còn vươn tới giá trị tinh thần cao đẹp của loài người.

 

4. Trong mạch cảm xúc của bài thơ, hai dòng thơ kết có gì đặc biệt và cho thấy điều gì trong quan niệm tình yêu của  tác giả?

“Tôi yêu em chân thành đằm thắm

Cầu em được người tình như tôi đã yêu em”

- Trong mạch cảm xúc của bài thơ, hai dòng thơ kết vừa là lời chúc phúc, cầu phúc cho người con gái mình yêu sẽ tìm kiếm được hạnh phúc của bản thân mình, tìm kiếm được một người yêu em, thương em, một tình yêu chân thành, đằm thắm. Thế nhưng đây cũng là lời ngầm khẳng định lại về tình cảm mà nhân vật trữ tình dành cho người con gái mà anh ta yêu, thứ tình cảm sâu nặng, sẵn sàng hy sinh cho người mình yêu. 

- Lời chúc vừa vừa ẩn chút nuối tiếc, xót xa, nhưng cũng vừa tự tin, kiêu hãnh và ngầm thách thức: Em sẽ chẳng tìm kiếm được một ai khác yêu em được như tôi đã yêu em; và sao em lại để mất đi một mối tình quý giá chẳng bao giờ có thể tìm được ở đâu và ở ai nữa, ngoài tôi. 

- Quan niệm tình yêu của tác giả: Trong tình yêu cần có sự hy sinh, một tình yêu mà không nhỏ nhen, ích kỷ chỉ muốn dành cho riêng mình, một tình yêu cao cả chấp nhận buông bỏ người mình yêu để người đó đi tìm được hạnh phúc chân thành đời mình, dù không đến được với nhau thế nhưng vẫn hy vọng cô gái ấy có thể tìm được bến bờ hạnh phúc.

 

5. Theo em nhân vật xưng tôi trong bài  thơ là người như thế nào?

Nhân vật xưng tôi trong bài thơ là một người chân thành, đằm thắm, sâu sắc, hy sinh cho tình yêu. Là một người luôn dành trọn tình yêu cho người mình yêu, mặc dù đó chỉ là tình đơn phương. Dù không thể đến được với người mình yêu thì vẫn luôn mong người mình yêu được hạnh phúc, yêu  thương. Một tình yêu cao cả, không nhỏ nhen, ích kỷ, thứ tình cảm luôn luôn thủy chung, son sắt với người con gái mình yêu.

 

6. Từ bài thơ Tôi yêu em hãy viết một đoạn văn (Khoảng 8-10 dòng) bày tỏ suy nghĩ của mình về cách ứng xử trong tình yêu?

Gôgôn đã nói: “Puskin là hiện tượng đặc biệt và có thể nói là hiện tượng duy nhất của tinh thần Nga”, đến với Puskin ta bắt gặp được một ánh sáng của một người thi sĩ ca hát về tình yêu. Hầu như chủ đề về tình yêu, tình bạn đã chi phối toàn bộ đến các sáng tác của ông và là ngọn nguồn trực tiếp nhất của hạnh phúc và đau khổ. Bài thơ “Tôi yêu em” đã gây ra một niềm xúc động lớn lao vì đã vươn tới những giá trị tinh thần chung của loài người thông qua nhân vật “Tôi”. Tình yêu đó bắt đầu từ những điều bình dị nhất từ cách xưng hô vô cùng ngọt ngào, thân thương “Tôi/em”. Nó thể hiện được sự trang trọng, chân thành, giản dị, trong sáng, dành trọn trái tim cho người anh yêu thương. Một tình yêu không ích kỉ, vụ lợi, ông tự nguyện chấp nhận sự lựa chọn của người con gái mà ông yêu thương, không hờn dỗi, trách móc, oán than một điều gì. Ông chấp nhận để người ông yêu đi tìm kiếm hạnh phúc mới mà cô mong ước, một mối tình đơn phương chỉ có ông là người yêu tha thiết, sâu đậm. Khi buông tay người mình yêu ông không trách giận mà còn cầu chúc cho cô tìm được một người yêu thương cô như cách mà ông đã yêu vậy, đây là lời nhắn nhủ của một trái tim cao thượng, dù không đến được với nhau thế nhưng vẫn cầu mong cho người mình yêu sống thật hạnh phúc. Vì khi yêu người ta luôn mong muốn những điều tốt đẹp đến với người mình yêu. 

 

Đăng ký khóa học và đọc thêm nhiều bài viết hấp dẫn khác của Học Văn Chị Hiên tại đây:

Fanpage Học Văn Chị Hiên
- Fanpage Học Văn Chị Hiên - THCS Lớp 6,7,8,9

Tin liên quan